Đang thực hiện Đang thực hiện

Tư vấn xuất khẩu lao động ngoài nước uy tín

Tiền đặt cọc chống trốn xuất khẩu lao động là gì?

Thời gian đăng: 14/01/2016 09:48

Tình trạng lao động xuất khẩu bỏ trốn đang là một trong các vấn đề nhức nhối khiến nhiều công ty xuất khẩu phải đau đầu. Để hạn chế tình trạng này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động yêu cầu thực tập sinh phải cam kết không bỏ trốn trong thời gian làm việc ở nước ngoài bằng việc đóng một khoản phí chống trốn hay còn gọi là tiền đặt cọc.

Khoản tiền này sẽ được gửi vào tài khoản ngân hàng theo quy định của nhà nước và sẽ được trả lại sau khi hoàn thành hợp đồng giữa lao động và doanh nghiệp. Số tiền được trả lại khi người lao động đã hoàn thành hợp đồng bao gồm tiền đã đóng với doanh nghiệp + số tiền lãi gửi ở ngân hàng.


Tuy nhiên, có không ít những kẻ xấu đã lợi dụng việc không nắm rõ luật về tiền chống trốn để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động. Không chỉ có vậy với số tiền chống trốn khá lớn, có một vài doanh nghiệp thậm chí còn “mở đường” cho lao động bỏ trốn để lấy khoản tiền đặt cọc của lao động.


Đứng về phía người lao động, điều khó khăn nhất hiện nay là vốn đi. Chi phí để đi Nhật bao gồm: vé máy bay, phí môi giới trong nước, phí môi giới nước ngoài, lệ phí visa,… Ngoài ra người lao động phải đóng thêm số tiền đặt cọc mà trước nay mà hầu hết các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam áp dụng là 5000 USD. Đây quả là một số tiền không nhỏ và không phải ai cũng lo đủ. Thấu hiểu những khó khăn trên, phía đỗi tác Nhật Bản và Cục Quản lý Lao động ngoài nước đã thống nhất chấp nhận bỏ hẳn mọi hình thức đặt cọc.

Tuy vậy đứng về phía doanh nghiệp đây lại là 1 cản trở không hề nhỏ trong việc đưa công nhân Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Một  thực tế không thể phủ nhận là tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú và làm việc bất hợp pháp luôn ở mức cao hơn bất kỳ nước nào khác trong khu vực. Không chỉ ở thị trường Nhật Bản mà Hàn Quốc, Đài Loan...Các doanh nghiệp XKLD Việt Nam luôn luôn đứng trước nguy cơ bị mất uy tín, đối tác Nhật Bản phạt tiền, cắt đứt quan hệ làm ăn, nặng hơn nữa là bị Bộ LD cắt giấy phép XKLD.

Do vậy, ngoài cách cố gắng tiếp cạn các đơn hàng tốt, thì để giảm bớt rủi ro, và đặc biệt để hạn chế việc lao động bỏ trốn doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam vẫn phải duy trì hình thức đặt cọc  chống trốn bảo lãnh hợp đồng. Vì vậy các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam hi vọng rằng, với điều khoản ràng buộc hợp đồng lên đến 5000 usd sẽ khiến người lao động nghiêm túc hơn. Nếu các doanh nghiệp yêu cầu bạn về khoản tiền này thì cũng nên hiểu vì sao họ lại làm như vậy vì uy tín của doanh nghiệp được đặt lên vai chính các bạn đi lao động nước ngoài.

Bởi vậy, tôi khuyên tất cả người lao động nên tuân thủ đúng hợp đồng không chỉ có lợi cho bản thân mà còn tạo dựng được uy tín và dần thay đổi bộ mặt của lao động Việt Nam ở nước ngoài. Từ đó chính các bạn sẽ bớt đi được phần nào gánh nặng kinh tế cũng như có thể điều kiện cho nhiều lao động khác có cơ hội dễ dàng hơn khi muốn tham gia lao động nước ngoài. Qua những ý kiến trên, mong rằng bạn có quan điểm rộng hơn về vấn đề XKLD, và từ đó bạn sẽ hiểu rằng vì sao DN XKLD phải quay mặt đi khi người lao động ko đồng ý đặt cọc chống trốn.

 -Thanh Dung -

Từ khoá

Để lại comment

Người lao động chia sẻ

Mua vào Bán ra

  • Google Plus
Copyright © 2016 laodongngoainuoc.vn