Đang thực hiện Đang thực hiện

Tư vấn xuất khẩu lao động ngoài nước uy tín

Những điều cần biết khi đi XKLĐ Singapore

Thời gian đăng: 23/06/2016 15:21

Tính đến thời điểm hiện tại lao động Việt Nam được rất nhiều thị trường lao động có nhu cầu tuyển dụng. Mỗi thị trường đều có những đặc điểm riêng phù hợp với từng đối tượng lao động. Gần đây nổi trội vẫn là thị trường Singapore, đây là một thị trường khá thu hút lao động Việt Nam không chỉ bởi công việc, mức lương mà còn cả vì con người văn hóa nơi đây.



 Trong các thị trường thuộc Đông Nam Á thì Singapore là một trong những thị trường khá khó tính trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài. Lao động nước ngoài muốn được cấp visa ở lại làm việc tại Singapore phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao hơn so với các thị trường khác trong khu vực. Lao động nước ngoài có thể được cấp 1 trong 3 loại visa sau khi làm việc tại Singapore:

- Work Permit (Giấy phép làm việc): Lao động phổ thông làm việc ngành xây dựng, hàng hải, sản xuất chế tạo, chế biến và dịch vụ không có quy định về mức lương tối thiểu cho người lao động nước ngoài.

- S Pass (visa S Pass): Lao động kỹ thuật, mức lương tối thiểu dành cho người lao động nước ngoài từ SGD 2.200/tháng trở lên, mức lương này đã bao gồm lương cơ bản và trợ cấp cố định hàng tháng.

- E Pass (visa E Pass):  Lao động là chuyên gia, có mức lương tối thiểu dành cho lao động nước ngoài từ SGD 3.300/tháng trở lên, mức lương đã bao gồm lương cơ bản và trợ cấp cố định hàng tháng.

Hiện nay, lao động Việt Nam chỉ có thể làm việc tại Singapore dưới hình thức visa S Pass hay E Pass. Chính phủ Singapore không cấp visa cho lao động Việt Nam theo hình thức Work Permit.



Để được cấp hai loại visa kể trên thì lao động Việt Nam phải được người sử dụng lao động Singapore đứng ra bảo lãnh làm các thủ tục pháp lý cần thiết. Trong đó thủ tục đầu tiên là phải nộp hồ sơ tại Bộ phận Nhân lực Singapore để xin Thư đồng ý theo nguyên tắc (IPA - In-Principal Approval). IPA có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, khoảng 2 đến 3 tháng. Trong khoảng thời gian này, lao động phải nhập cảnh Singapore, sau đó phải hoàn thành các yêu cầu khác theo quy định để chính thức được cấp visa S Pass hoặc E Pass. Lao động có thể kiểm tra xem IPA của mình có được cấp không, thời hạn là bao lâu tại trang web của Bộ Nhân lực Singapore:http://www.mom.gov.sg.

Trước đây, Cục quản lý lao động ngoài nước đã cho phép một số doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tuyển dụng lao động sang làm việc tại Singapore. Phần lớn lao động Việt Nam đều được cấp visa S Pass với thời gian hợp đồng là 2 năm và làm việc chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ.

Hiện tại, Cục Quản lý lao động ngoài nước mới chỉ cho phép công ty VIRASIMEX tuyển dụng lao động nhưng chưa được thu phí của lao động vì lao động chưa được cấp IPA. Công ty này đăng ký hợp đồng đưa 5 lao động sang Singapore làm việc trong các nhà hàng ở Singapore. Khi lao động có IPA công ty phải làm thủ tục đăng ký hợp đồng với Cục quản lý lao động ngoài nước.

Theo quy định của luật lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chỉ những doanh nghiệp được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, và phải có hợp đồng cung ứng lao động cho đối tác nước ngoài đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp nhận, thì doanh nghiệp đó mới đủ điều kiện tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài.  

Những lao động có nguyện vọng đi làm việc tại nước ngoài nói chung và làm việc tại Singapore nói riêng cần phải tìm hiểu và nắm rõ được điều này. Lao động chỉ nên đăng ký làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp phép để không phải chịu những khoản chi phí trái quy định hay mất tiền nhưng không xuất cảnh được.

Lao động có thể tự tìm hiểu về danh sách các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước: www.dolab.gov.vn

Đi xuất khẩu lao động bất kỳ nước nào đều có những lợi ích riêng của từng thị trường dành cho lao động. Nhưng lao động phải thật tỉnh táo trước cò môi giới, những công ty không có giấy phép, không có thẩm quyền đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: dolab.gov.vn



Từ khoá

Để lại comment

Tin liên quan
Chi phí đi xuất khẩu lao động Singapore hết bao nhiêu tiền
29/09/2016 16:25
Mức lương của lao động đi xuất khẩu lao động Singapore
05/09/2016 13:38
Có nên đi xuất khẩu lao động Singapore ?
05/09/2016 13:38
Viêm gan B có đi xuất khẩu lao động Singapore được không?
05/09/2016 13:38
Thủ tục đăng ký đi xuất khẩu lao động Singapore mới nhất
23/06/2016 09:43
Hồ sơ đi xuất khẩu lao động Singapore năm 2019
23/06/2016 09:38
Người lao động chia sẻ

Mua vào Bán ra

  • Google Plus
Copyright © 2016 laodongngoainuoc.vn